Hướng dẫn kích hoạt và thiết lập Multisite Network trên WordPress 1 (ok)

https://dieuhau.com/huong-dan-cai-dat-multisite-network/

Hướng dẫn kích hoạt và thiết lập Multisite Network trên WordPress

22/09/2020in Hướng Dẫn 8

Bạn đang muốn kích hoạt tính năng Multisite Network trên WordPress?

WordPress hoàn toàn hỗ trợ việc sử dụng multisite trên 1 dashboard duy nhất.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn kích hoạt và thiếp lập Multisite Network.

Bài viết khá dài nên bạn xem mục lục ở dưới nhé:

Mục Lục

WordPress Multisite Network là gì?

WordPress multisite network cho phép bạn chạy và quản lý nhiều website cùng lúc chỉ với một lần cài đặt duy nhất.

Bạn có thể tạo một site mới ngay lập tức và quản lý chúng bằng chung trên dashboard.

Ngoài ra cũng có thể cho phép người dùng khác đăng ký, và tạo blog riêng của họ trên domain của bạn.

Ưu điểm của Multisite Network

Trong rất nhiều trường hợp, WordPress multisite network có thể rất hữu ích hơn là một trang WordPress đơn bình thường. Đây là một vài lợi ích khi sử dụng WordPress multisite network:

  1. Với mỗi tài khoản admin, bạn có thể dễ dàng quản lý nhiều site từ một dashboard duy nhất.

  2. Mỗi site trên network đều có các admin riêng. Họ chỉ có thể quản lý riêng trang web của mình.

  3. Bạn có thể cài đặt plugin và theme và kích hoạt chúng cho tất cả website chỉ phải dowload 1 lần.

  4. Multisite network cũng khiến việc update trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần update trên Dashboard chính là được.

Nhược điểm của Multrisite Network

WordPress multisite network cũng có mặt trái của nó. Đây là một số nhược điểm bạn cần lưu ý khí sử dụng.

  1. Tất cả các site trên network đều sử dụng chung tài nguyên. Điều đó có nghĩa khi website bạn sập, tất cả những trang khác cũng sẽ ĐI theo.

  2. Quản lý tài nguyên của máy chủ trong những trường hợp lưu lượng đột biến, khá khó với người mới dùng.

  3. Nếu website bị hack, đồng nghĩa với việc toàn bộ network bạn bị hack.

  4. Một vài plugin sẽ không hoạt động tốt trên multisite network.

WordPress Multsite Network phù hợp với ai?

Không nhất thiết bạn sử dụng multisite network, khi phải quản lý nhiều website cùng một lúc.

Có một số công cụ như ManageWP or InfiniteWP có thể giúp bạn quản lý tất cả trang WordPress cùng một bàng điều khiển duy nhất.

Bạn có thể sử dụng Multisite network trong những trường hợp sau:

  • Website về tạp chí với những khu vực khác nhau được quản lý bới những team riêng biệt.

  • Website về kinh doanh với sub-domain cho những khu vực khác nhau.

  • Website chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận sử dụng multiste cho những đối tác, địa điểm, khu vực khác nhau.

  • Trường học và đại học cho phép học sinh tạo blog cá nhân trên servers của trường.

Yêu cầu để sử dụng Multisite Network

Tất cả website trên Multisite network đều sử dụng chung tài nguyên trên server. Vì vậy điều quan trọng nhất bạn cần đó là một Hosting TỐT.

Nếu bạn đặt ra kế hoạch chỉ sử dụng vài website với lưu lượng truy cập thấp, thì ban có thể chọn shared hosting.

Tuy nhiên. vì nhiều website , bạn cần VPS hoặc dedicated server để xây dựng được một website tốt, chất lượng

VPS thì mình khuyên các bạn sử dụng Vultr ( chắc không cần giới thiệu nhiều nữa nhỉ)

Shared Hosting có thể sử dụng của Hawk HostStable Host. Đây là 2 nhà cung cấp rất tốt trong thời điểm hiện tại và có location tại SingaporeHong Kong

⇒ Bấm vào Link để nhận được mã giảm giá nhé.

Lựa chọn cấu trúc domain cho Multisite Network

Trên WordPress multisite network, ban có thể thêm website mới bằng các sử dụng subdomain hoặc sub-directories.

Ví dụ: http://vip.dieuhau.com hoặc https://dieuhau.com/vip/

Nếu bạn lựa chọn subdomains, thì bạn phải chỉnh wildcard subdomains trên server ( cái này mình sẽ hướng dẫn ở dưới)

Còn nếu bạn chọn, sub-directories, thì bạn chỉ chọn tên không trùng lặp ngắn gọn là được..

Cài đặt Wilcard Subdomains

Nếu bạn quyết định sử dụng subdomain cho website trên multisite network, thì bạn sẽ cần cài đặt wildcard subdomain.

Đầu tiên, bạn cần login vào tài khoản quản trị Hosting của mình. Vào cPanel kéo xuống thấy khu vực Domains » Subdomains

Lưu ý: Phụ thuộc vào nhà cung cấp hosting của bạn, bảng điều khiển cPanel có thể nhìn sẽ hơi khác một chút với ảnh phía trên. Ảnh trên là chụp từ Bluehost.

Trong màn hình tiếp theo, bạn cần điền vào trường *tên subdomain và lựa chọn domain chính từ menu thả xuống

Cpanel sẽ tự động tìm thư mục root và sẽ hiển thị nó trong trường dưới. Giờ click vào “Creat” để thêm wildcard subdomain

Kích hoạt tính năng Multisite Network

Tính năng Multisite Network đều đi kèm với mỗi trang WordPress được cài đặt. Tất cả những gì bạn cần là cài đặt và thiết lập WordPress như bình thường. Sau đó, bạn cần kích hoạt tính năng này.

Bạn cũng có thể kích hoạt tính năng này trên tất cả trang WordPress đã có. Trước khi bạn kích hoạt Multisite, đừng quên backup lại website nhé.

Để kích hoạt Multisite, đi đến bảng điều khiển cPanel hoặc sử dụng FTP client, mở file wp-config.php để thêm dòng đoạn code sau:

Chỉ cần thêm đoạn code sau trước dòng /* That’s all, stop editing! Happy blogging. */ là được.

/* Multisite */
define( 'WP_ALLOW_MULTISITE', true );

Giờ lưu lại và upload lại file wp-config lên server.

Đoạn code này đơn giản là kích hoạt tích năng multisite trên trang WordPress. Bạn vẫn cần cài đặt multisite và học cách thiết lập nữa.

Cài đặt WordPress Multisite Network

Bây giờ bạn đã kích hoạt tính năng Multisite Network thành công trên trang WordPress, giờ là lúc tiến hành cài đặt

Trước khi tiến hành cài đặt, bạn sẽ cần deactivate tất cả plugin trên trang WordPress.

Đi đến Plugins » Installed Plugins chọn tất plugin. Từ khung phía trên ‘Bulk Actions’ chọn select ‘Deactivate’ và click ‘Apply’.

Bây giờ bạn có thể đi đến Tools » Network Setup để tiến hành thiết lập multisite network.

Trong màn hình cài đăt, bạn sẽ thấy thông báo rằng bạn cần Apache’s mod_rewrite module installed trên server của bạn. Module này được cài đặt và kích hoạt trên tất cả nhà cung cấp hosting tốt hiện nay.

Điều tiếp theo bạn cần làm là chọn loại cấu trúc domain nào bạn sẽ sử dụng cho network, subdomain or sub-directories

Sau đó bạn sẽ cần phải điền Network Title của bạn và đảm bảo rằng Network Admin Email là chính xác.

Cuối cùng, nhấp vào nút install để tiếp tục.

WordPress sẽ hiển thị cho bạn một sốđoạn code mà bạn cần thêm vào file wp-config.php và .htaccess. ( Nếu bạn không thấy file .htaccess thì đọc bài này)

Sử dụng FTP client hoặc copy và paste trực tiếp đoạn code trên bằng File Manager trong cPanel

Sau đó bạn sẽ cần login lại vào trang WordPress của mình.

Thiết lập Network Settings

Bây giờ bạn phải cài đặt Multisite Network, đã đến lúc thiết lập network settings

Bạn cần chuyển sang ‘Network Dashboard’ để thay đổi network settings, và thêm site mới và thiết lập những settings khác.

Khi ban đưa chuột đến ‘My Sites’ menu trong thanh admin, một popup sẽ xuất hiện. Click vào Network Admin » Dashboard

Bạn sẽ thấy các mục menu mới để quản lý trang multisite network. Bạn cũng thấy một bảng Dashboard cho phép tạo site mới và thêm người dùng mới.

Để thiết lập network settings, click vào “Settings’ trong thanh menu bên trái

Dòng đầu tiên trong network settings, để điền Title và Email

Mở Multisite Network cho người đăng ký

Phần Registration Settings trong Network setting là quan trọng nhất.

Mặc định, cả người dùng và người đăng ký sẽ không được kích hoạt trên network.

Bạn có thể lựa chọn để mở website cho người đăng ký, hay phép người dùng hiện tại tạo website mới, hay cho phép cả hai.

⇒ Hãy đọc bài So Sánh 5 Plugin tạo trang thành viên tốt nhất – 2017 để tham khảo thêm nhé.

Nếu bạn mở multisite network của bạn cho người đăng ký, thì bạn có thể tích vào ô ‘Registration Notification‘ để nhận email mỗi khi có người dùng mới hoặc trang web mới tạo.

Nếu bạn muốn cho phép các quản trị viên trang web cá nhân có khả năng thêm người dùng mới vào trang web của họ thì bạn có thể chọn ô bên cạnh tùy chọn ‘Add New User’.

Limited Email Registration cho phép bạn giới hạn chỉ được đăng ký từ một địa chỉ email từ một tên miền cụ thể. Phần này rất hữu ích nếu bạn chỉ muốn cho phép người từ công ty của bạn để đăng ký và thêm mới người dùng hoặc website

Tương tự, Banned Email Domains giúp bạn chặn từ email tên miền nào đó

New Site Settings

Khu vực này cho phép bạn thiết lập những tính năng cơ bản cho website mới tạo trên network của bạn. Bạn có thể chỉnh sủa welcome emails và nội dung của Post, Page, comment mặc định đầu tiên

Thiết lập Upload Settings

Đây là phần quan trọng bạn cân để ý trọng việc sử dụng tài nguyên máy chủ của mình. Dưới phần Upload Settings, bạn có thể giới hạn số dung lượng tối đa có thể uploads.

Giá trị mặc định là 100MB giá trị này đủ để cho 100 hình ảnh. Bạn có thể tăng hoặc giảm giá trị này tùy thuộc vào dung lượng server bạn có.

Định dạng file mặc định là: images, audio, video, và pdf. Bạn có thể thể các định dạng khác nếu bạn muốn

Cuối cùng, bạn có thể chọn giới hạn dung lượng, vì vậy người dùng không thể upload những file quá lớn lên server.

Nếu bạn chưa biết cách tăng giới hạn file upload thì đây » Làm thế nào tăng kích thước file Upload trong WordPress

Plugin Menu Settings

Dưới phần Menu Settings, bạn sẽ thấy lựa chọn “Enable administration menus” để bật quản lý plugin trên các trang network.

Bật tính năng này sẽ hiển thị menu plugin cho các quản trị viên trang web tương ứng. Họ có thể kích hoạt hoặc hủy kích hoạt một plugin trên các trang web cá nhân của họ, nhưng họ không thể cài đặt các plugin mới.

Thêm Website mới vào Network

Để thêm site mới vào Multisite của bạn, đơn giảm click vào thanh toolbar ở đầu My Sites » Network Admin

Trong giao diện này bạn có thể thấy được tất cả các trang con đã được cài đặt. Với mặc định, bạn chỉ thấy trang chính của mình trong list danh sách này

Sau đó đến giao diện mới, bạn cần cung cấp địa chỉ website, tiêu đề, ngôn ngữ và Email của người quản trị.

Bạn có thể thêm một địa chỉ email quản trị khác với địa chỉ mà bạn hiện đang sử dụng để quản lý multisite của bạn.

Nếu địa chỉ email hiện không được sử dụng bởi người dùng khác, thì WordPress sẽ tạo một người dùng mới và gửi mật khẩu và tên người dùng tới địa chỉ email mà bạn nhập vào.

Khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấp vào nút ‘Add Site’.

Một trang web mới sẽ được thêm vào multisite network của bạn. Là quản trị viên network, bạn sẽ nhận được email đăng ký trang web mới.

Nếu bạn tạo một người dùng mới, người dùng đó sẽ nhận được một email với các hướng dẫn để đặt mật khẩu và đăng nhập.

Thêm Theme và Plugin mới vào Multisite Network

Mặc định, các quản trị viên của các trang con trong multisite network không thể cài đặt theme và pluign trên trang của họ.

Với người quản trị network, ban có thể cài đặt plugin và theme và khiến chúng hoạt động trên tất cả các trang còn lại.

Để thêm theme mới, đi đến My Sites » Network Admin » Themes page

Bây giờ bạn sẽ thấy danh sách tất cả theme đã cài đặt trên trang Multisite. Bạn có thể kích hoạt chúng trên các site khác bằng cách click vào ‘Enable Network’ dưới tên theme. Bạn cũng có thể vô hiệu hóa chúng bằng cách click vào ‘Disable Netwok’ dưới tên theme.

Để thêm theme mới, bạn cần click vào nút ‘Add New’ ở trên đầu và cài đặt theme như bình thường.

Một khi theme mới được cài đặt, bạn sẽ có làm nó hoạt động trên những site khác trong network

Đơn giản, bạn có thể cài đặt plugin và active chúng bằng cách đi đến My Sites » Network Admin » Plugins

Lưu ý: Nếu bạn “Enable administration menus” trong Plugin Menu Settings ở phần phía trên, thì các nhà quản trị site của họ có thể acitivate hoặc deactivate installed plugin trên trang của họ

Những lỗi thường gặp trong Multisite

Một số lỗi thường xảy ra do cấu hình sai của các subdomain. Hãy chắc chắn rằng máy chủ web của bạn hỗ trợ wildcard subdomain.

Một vấn đề phổ biến nữa là khi sử dụng WordPress multisite với các thư mục con, một số người dùng không thể đăng nhập vào khu vực quản trị của các trang web của họ sau khi họ thêm đoạn mã vào tệp wp-config.php. Để khắc phục điều này, hãy thử thay thế

define('SUBDOMAIN_INSTALL', false);

chèn đoạn code sau vào file wp-config.php

define('SUBDOMAIN_INSTALL', 'false');

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Để tìm thêm nhiều lỗi thường gặp nữa bấm vào đây để tìm cách sửa lỗi nhé. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thêm cách bảo mật WordPress cho mình.

Last updated