6. Giới thiệu về WordPress plugin -P2

Như vậy ở bài Giới thiệu về WordPress plugin -P1, tôi đã trình bày 3 vấn đề quan trọng về plugin thì ở bài này , chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những vấn đề còn lại của plugin.Trước khi vào bài này thì tôi muốn bạn dành ra ít phút xem lại P1, mục đích để bạn ôn tập lại bài cũ vì kiến thức bài này sẽ liên kết mật thiết với bài trước.

1/ Quản lý và cài đặt plugin trong WordPress

# Cài đặt bằng bảng điều khiển

Đầu tiên bạn truy cập vào trang quản trị, nhìn vào dàn menu bên trái và bạn theo đường dẫn sau để vào phần cài đặt plugin.

Đường dẫn cài plugins

Plugins >> Installed Plugin

Bạn sẽ thấy có mục tìm kiếm plugin và upload plugin bạn đã tải về trên máy tính. Trong mục tìm kiếm thì có các tùy chọn về từ khóa bên dưới cho bạn tìm plugin phù hợp với nhu cầu.

Bạn hoàn toàn có thể active, edit, delete plugin theo ý của bạn ngay tại khu vực này.

# Cài đặt bằng cách upload files

Do chúng ta đang chọn cách cài đặt plugin thủ công nên buộc phải tìm hiểu thư viện chứa các plugin WordPress.

Bạn truy cập vào đường đẫn http://wordpress.org/plugins/ đập vào mắt bạn đầu tiên sẽ là dong thông báo, Plugins extend and expand the functionality of WordPress. 36,697 plugins with 872,320,803 total downloads are at your fingertips, nôm na có nghĩa là hệ thống WordPress đang sở hữu hơn 35 ngàn plugins các loại và hơn 800 triệu lượt dowload, những con số quá là kinh khủng.

Đây là nơi sở hữu một kho tài nguyên mã nguồn vô cùng quý giá, bạn có thể dowload plugin bất kì về để kham thảo thêm, học hỏi cách code của các developer chuyên nghiệp trên toàn thế giới.

Bạn có thể tìm kiếm plugin theo một chủ đề nào đó, ví dụ bạn đang xây dựng website bán hàng trực tuyến và bận cần cài plugin hỗ trợ tạo, thì tìm kiếm với từ khóa shopping, cart..vvv, ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm theo kiểu popular tags, menu này nằm bên trái màn ảnh nhỏ của bạn.

Sau khi tìm được plugin mà bạn cần , các bạn giải nén file vừa dowload về và copy nó vào thư mục plugins tại nơi chứa source WordPress.

Như vậy, bạn click vào folder wp-content-> Plugins và copy cái file vừa giải nén vào đó.Tiếp theo bạn phải kích hoạt nó thì mới có thể sử dụng được. Để làm được việc này thì bạn phải vào phần quản lý plugin.

Trang này sẽ liệt kê danh sách tất cả plugin bạn đang có, hãy đưa chuột đến plugin bạn muốn kích hoạt và nhấn vào link Active để sử dụng.

Các plugin đều có phần tùy chọn riêng, nếu plugin của bạn có thêm phần cài đặt hay tùy chỉnh gì đó thì bạn phải cấu hình một tí thì mới có thể sử dụng được.

Lưu ý: Plugin sẽ giúp website của bạn thể hiện những chức năng mà bạn đang mong muốn, nhưng không thể vì thế mà bạn có thể lạm dụng và cài đặt một lúc nhiều plugin, mà chỉ nên cài những cái cần thiết.

Việc cài đặt nhiều plugin sẽ khiến cho website của bạn trở nên kém an toàn và chạy chậm hơn. Và điều mà tôi muốn nhắn nhủ đển bạn là. Plugin trên trang chủ của WordPress được gọi là an toàn vì đã qua kiểm duyệt mới được đăng công khai ở trang chủ, vậy nên bạn hãy sử dụng các plugin được đăng trên đây, hạn chế sử dụng các plugin ở bên ngoài không rõ nguồn gốc tác giả và code bên trong đó.

2/ Ưu điểm của plugin trong WordPress

Chúng ta sẽ tìm hiểu những ưu điểm của plugin trong hệ thống của WordPress. Một trong những ưu điểm chính của plugin chính là khả năng thay đổi quá trình xử lý của WordPress mà bạn không cần phải sửa đổi bất kì file nào trong core của WordPress.

Việc sửa đổi các file trong core chỉ đáp ứng được nhu cầu tức thời của bạn, nhưng sẽ tạo ra những khó khăn nhất định.Khi bạn muốn nâng cấp những phiên bản mới của WordPress, mà nếu bạn đã vô tình chỉnh sửa file trong core thì khi đó những file mới sẽ được chép đè lên những file mà bạn đã sửa đổi.

Hạn chế việc can thiệp và chỉnh sửa file trong core của WordPress, vì điều này sẽ làm cho website của bạn trở nên không ổn định, vì những phương thức sẽ hoạt động liên kết với nhau, nếu bạn chỉnh sửa ở phương thức nao đó , nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của WordPress.

Bạn cần phải cố gắng tận dụng ưu điểm của plugin để override lên các phương thức có sẵn trong core của WordPress , hoặc thay đổi quá trình xử lý của WordPress.

Một ưu điểm khác nửa là bạn có thể sử dụng lại những phương thức và các API đã tồn tại sẵn ở trong core của WordPress để phát triển plugin của bạn.

Dễ dàng nâng cấp plugin để vá những lỗi ở phiên bản cũ để bảo mật website tốt hơn. Ngoài ra bạn nếu bạn viết thành công một plugin mới, bạn muốn chia sẽ thì việc đầu tiên bạn phải đăng ký tài khoản tại trang chủ của WordPress. Sau đó bạn upload plugin lên trên hệ thống chia sẽ plugin. Bạn cũng có thể kế thừa và chỉnh sửa những plugin khác mà bạn dowload về.

Plugin Sandbox là vùng an toàn, khi plugin của bạn vi phạm điều luật hoặc gây ra lỗi cho hệ thống của WordPress thì hệ thống tự động di chuyển plugin của bạn về khu vực này.

3/ Kết bài

Plugin là một thành phần không thể thiếu khi sử dụng blog WordPress, nó được xem như là thành phần sức mạnh tạo nên sự hùng mạnh cho WordPress. Hãy lựa chọn cho bạn những plugin thật sự tốt và hữu ích, không nên cài quá nhiều nhằm tăng khả năng bảo mật và giúp tốc độ tải trang nhanh hơn. Vậy thì tôi vừa giới thiệu WordPress plugin -P2 xong , ở bài tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn bạn xây dựng plugin căn bản.

Series Navigation<< Giới thiệu về WordPress plugin -P1Xây dựng WordPress plugin căn bản >>

Nguồn: laptrinhweb.org

Last updated